Pan Mingjing phấn khích khi cuối cùng cũng nhận được chứng chỉ năng lực hợp pháp anh mong đợi từ lâu. “Tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này suốt hơn bốn năm qua”, luật sư khiếm thị 35 tuổi nói.
“Nếu người khuyết tật có ước mơ, họ nên dũng cảm và mạnh dạn theo đuổi”, Pan nói với giới truyền thông có mặt tại lễ trao chứng chỉ, ở một trung tâm dịch vụ pháp lý công ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, hồi giữa tháng 5.
Hôm ấy, Pan diện sơ mi trắng, quần tây và mang theo một cây gậy trắng. Pan kiên nhẫn chờ đợi quá trình xem xét dữ liệu, nhận dạng khuôn mặt, xác nhận chữ ký và các thủ tục khác được hoàn tất để nhận chứng chỉ.
Anh hiện là người khiếm thị đầu tiên vượt qua kỳ thi nghề luật quốc gia và được cấp chứng chỉ luật sư chuyên nghiệp tại Quảng Châu.
Pan mất thị lực sau một cơn bạo bệnh năm 4 tuổi. Lúc trẻ, anh học massage ở thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây, và chuyển đến Quảng Châu vào năm 2003.
Anh bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi pháp lý vào cuối năm 2017. Tranh thủ những lúc rảnh giữa các lần massage cho khách, Pan nghe các khóa học trên điện thoại di động 3-4 giờ mỗi ngày. Các hiệp hội luật sư địa phương cùng tình nguyện viên đã giúp Pan thu thập tài liệu học tập và đăng ký trực tuyến cho kỳ thi.
Thư viện Sun Yat-Sen còn giúp Pan thực hành hai lần một tuần để cải thiện tốc độ. Văn phòng Tư pháp Quảng Châu cũng tạo điều kiện cho Pan khi sắp xếp cho anh làm bài thi ở một địa điểm riêng biệt có kết nối giao thông thuận tiện. Các giám thị có kỹ năng phát âm tiếng Trung chuẩn và thông thạo thuật ngữ pháp lý đã được lựa chọn để giám sát kỳ thi.
Sau khi có chứng nhận, Pan sẽ chính thức bắt đầu công việc luật sư. Anh dự định trở thành luật sư phúc lợi công và hy vọng cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người khuyết tật bằng cách sử dụng kiến thức của mình về luật để bảo vệ quyền của họ và giúp họ hòa nhập xã hội.
Pan làm việc với tư cách nhân viên tập sự tại Công ty Luật Quảng Châu Kingpound vào đầu năm nay. Anh được quyền đăng ký chứng chỉ luật sư toàn thời gian để đại diện cho khách hàng trước tòa sau một năm làm thực tập sinh.
Một thành viên của trung tâm dịch vụ pháp lý công cho biết, câu chuyện của Pan gây xúc động và truyền cảm hứng cho nhiều người khuyết tật, đặc biệt là những người khiếm thị.
Cai Fei, phó giám đốc của Guangzhou Kingpound, cho hay đây là lần đầu tiên ông nghe tin một người mù vượt qua kỳ thi nghề luật quốc gia.
“Câu chuyện của Pan rất truyền cảm hứng, vì vậy chúng tôi sẵn sàng cung cấp nền tảng và cơ hội cũng như đóng vai trò là người hướng dẫn cho anh ấy”, Cai nói. “Tôi tin Pan sẽ nhận được chứng chỉ năng lực và trở thành luật sư toàn thời gian trong thời gian hai năm. Chúng tôi hy vọng đào tạo anh ấy về luật lao động”.
Pan thừa nhận con đường phía trước của anh có thể không suôn sẻ.
“Hiện không nhiều người khiếm thị làm luật sư ở Trung Quốc, vì vậy kinh nghiệm rút ra hoặc sử dụng để tham khảo là rất hạn chế”, Pan nói.
Hiện tại, anh chủ yếu học luật lao động với người hướng dẫn, tìm hiểu về tranh chấp lao động và trọng tài. Anh cũng bắt đầu hỗ trợ các luật sư khác trong việc hòa giải tranh chấp lao động, phân tích vụ việc, làm quen với doanh nghiệp và giải đáp thắc mắc trên đường dây nóng pháp lý của công ty.
Theo thống kê, Trung Quốc có hơn 80 triệu người khuyết tật, trong đó có 10 triệu người khiếm thị.
“Là một luật sư, tôi chắc chắn sẽ sử dụng kiến thức của mình để giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật”, anh nói thêm.
Bình Minh (Theo China Daily)
Pan Mingjing phấn khích khi cuối cùng cũng nhận được chứng chỉ năng lực hợp pháp anh mong đợi từ lâu. “Tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này suốt hơn bốn năm qua”, luật sư khiếm thị 35 tuổi nói.
“Nếu người khuyết tật có ước mơ, họ nên dũng cảm và mạnh dạn theo đuổi”, Pan nói với giới truyền thông có mặt tại lễ trao chứng chỉ, ở một trung tâm dịch vụ pháp lý công ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, hồi giữa tháng 5.
Hôm ấy, Pan diện sơ mi trắng, quần tây và mang theo một cây gậy trắng. Pan kiên nhẫn chờ đợi quá trình xem xét dữ liệu, nhận dạng khuôn mặt, xác nhận chữ ký và các thủ tục khác được hoàn tất để nhận chứng chỉ.
Anh hiện là người khiếm thị đầu tiên vượt qua kỳ thi nghề luật quốc gia và được cấp chứng chỉ luật sư chuyên nghiệp tại Quảng Châu.
Pan mất thị lực sau một cơn bạo bệnh năm 4 tuổi. Lúc trẻ, anh học massage ở thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây, và chuyển đến Quảng Châu vào năm 2003.
Anh bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi pháp lý vào cuối năm 2017. Tranh thủ những lúc rảnh giữa các lần massage cho khách, Pan nghe các khóa học trên điện thoại di động 3-4 giờ mỗi ngày. Các hiệp hội luật sư địa phương cùng tình nguyện viên đã giúp Pan thu thập tài liệu học tập và đăng ký trực tuyến cho kỳ thi.
Thư viện Sun Yat-Sen còn giúp Pan thực hành hai lần một tuần để cải thiện tốc độ. Văn phòng Tư pháp Quảng Châu cũng tạo điều kiện cho Pan khi sắp xếp cho anh làm bài thi ở một địa điểm riêng biệt có kết nối giao thông thuận tiện. Các giám thị có kỹ năng phát âm tiếng Trung chuẩn và thông thạo thuật ngữ pháp lý đã được lựa chọn để giám sát kỳ thi.
Sau khi có chứng nhận, Pan sẽ chính thức bắt đầu công việc luật sư. Anh dự định trở thành luật sư phúc lợi công và hy vọng cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người khuyết tật bằng cách sử dụng kiến thức của mình về luật để bảo vệ quyền của họ và giúp họ hòa nhập xã hội.
Pan làm việc với tư cách nhân viên tập sự tại Công ty Luật Quảng Châu Kingpound vào đầu năm nay. Anh được quyền đăng ký chứng chỉ luật sư toàn thời gian để đại diện cho khách hàng trước tòa sau một năm làm thực tập sinh.
Một thành viên của trung tâm dịch vụ pháp lý công cho biết, câu chuyện của Pan gây xúc động và truyền cảm hứng cho nhiều người khuyết tật, đặc biệt là những người khiếm thị.
Cai Fei, phó giám đốc của Guangzhou Kingpound, cho hay đây là lần đầu tiên ông nghe tin một người mù vượt qua kỳ thi nghề luật quốc gia.
“Câu chuyện của Pan rất truyền cảm hứng, vì vậy chúng tôi sẵn sàng cung cấp nền tảng và cơ hội cũng như đóng vai trò là người hướng dẫn cho anh ấy”, Cai nói. “Tôi tin Pan sẽ nhận được chứng chỉ năng lực và trở thành luật sư toàn thời gian trong thời gian hai năm. Chúng tôi hy vọng đào tạo anh ấy về luật lao động”.
Pan thừa nhận con đường phía trước của anh có thể không suôn sẻ.
“Hiện không nhiều người khiếm thị làm luật sư ở Trung Quốc, vì vậy kinh nghiệm rút ra hoặc sử dụng để tham khảo là rất hạn chế”, Pan nói.
Hiện tại, anh chủ yếu học luật lao động với người hướng dẫn, tìm hiểu về tranh chấp lao động và trọng tài. Anh cũng bắt đầu hỗ trợ các luật sư khác trong việc hòa giải tranh chấp lao động, phân tích vụ việc, làm quen với doanh nghiệp và giải đáp thắc mắc trên đường dây nóng pháp lý của công ty.
Theo thống kê, Trung Quốc có hơn 80 triệu người khuyết tật, trong đó có 10 triệu người khiếm thị.
“Là một luật sư, tôi chắc chắn sẽ sử dụng kiến thức của mình để giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật”, anh nói thêm.
Bình Minh (Theo China Daily)